10:20 19/11/2020
Đại dịch COVID-19 có nhiều nguy cơ bùng phát trở lại trên toàn cầu, đặc biệt là trong mùa đông. Nhiều quốc gia ở châu Âu đang phải vật lộn với làn sóng tiếp theo của đại dịch này, có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều so với đợt đầu tiên, gây ra lo ngại về một đợt đóng cửa lần nữa các hoạt động kinh tế.
Mặc dù với cuộc khủng hoảng ở thế bất lợi hơn về tiềm lực kinh tế, nhưng COVID-19 đã cho thấy những lợi thế nhất định trong quá trình phục hồi và định hình lại các chuỗi cung ứng toàn cầu của khu vực Đông Nam Á.
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng quốc tế
Sự gián đoạn chưa từng có phát sinh từ đại dịch COVID-19, càng làm nổi bật nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào việc quản lý và điều hành chuỗi cung ứng của một quốc gia duy nhất là Trung Quốc. Một vấn đề đang có lợi cho khu vực ASEAN đó là, các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đã tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua do căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như chi phí lao động ở Trung Quốc tăng cao. Bằng cách đa dạng hóa các phần của chuỗi cung ứng sang các nước trong khu vực trong khi vẫn duy trì hoạt động sản xuất giá trị cao hơn ở Trung Quốc với việc áp dụng kỹ thuật số chuyển đổi và tự động hóa. Các nước ASEAN đang có lợi thế để hưởng lợi ngay lập tức từ việc thiết kế lại chuỗi cung ứng này.
Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, lĩnh vực thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần 600% về giá trị, từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 38 tỷ USD vào năm 2019, dự kiến sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2025, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh của logistics phục vụ thương mại điện tử trong 5 năm tới.
Thêm một lợi thế đó là, khi mà các cửa hàng trên khắp thế giới đóng cửa trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người tiêu dùng đã chuyển sang các nhà bán lẻ trực tuyến để mua sắm các mặt hàng giải trí và thậm chí cả hàng tạp hóa đã tạo ra một động lực lớn cho thương mại điện tử.
Phục hồi logistics từ trong đại dịch
Singapore là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Quốc đảo này được dự đoán sẽ đạt gần 10 tỷ USD doanh thu bán hàng trực tuyến chỉ trong năm 2020.
Ngành công nghiệp logistics ở Malaysia đã phát triển trong những năm gần đây và sẽ có nhiều động lực để phát triển cùng với xu hướng chuyển dịch của các chuỗi cung ứng trong khu vực. Với sự gia tăng của thương mại điện tử trong nước từ đầu năm 2020 đến nay, các công ty logistics của Malaysia đang tận dụng xu hướng mới nổi này để phát triển các phân khúc mới. Mối quan tâm của các công ty trong các lĩnh vực mới nổi, chẳng hạn như logistics chuỗi lạnh, dịch vụ giao hàng chặng cuối. Nền kinh tế Malaysia dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5% - 6%, thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics. Chính phủ nước này đã đầu tư 34,3 triệu RM cho cảng container vịnh Sepanggar để cải thiện cơ sở hạ tầng. Cộng thêm các ưu đãi khác nhau được công bố trong Kế hoạch phục hồi kinh tế ngắn hạn trị giá 35 tỷ RM sẽ giúp khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều hơn. Những ưu đãi kịp thời này cùng với giá bất động sản và lao động cạnh tranh, Malaysia sẽ được định vị là một trong những nước hưởng lợi chính trong số các đối tác ASEAN, trong việc nắm bắt các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra.
Mặc dù hoạt động logistics Thái Lan lại đang phải đối mặt với những trở ngại trong việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới sang Myanmar sau khi Myanmar tuyên bố thắt chặt kiểm soát xuyên biên giới như một phần của các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19, bắt đầu từ ngày 17/9/2020. Tuy nhiên, Thái Lan là một trung tâm sản xuất trong khu vực. Đầu tư cơ sở hạ tầng chính của đất nước này tiếp tục thu hút đầu tư trong khu vực đối với ngành logistics.
Điểm sáng Đông Dương
Campuchia đang tìm cách trở thành cửa ngõ vận chuyển của khu vực. Đây là một phần trong tham vọng của nước này trong việc chuyển đổi thành một trung tâm logistics khu vực ASEAN. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Campuchia - ông Sun Chanthol, nước này đang triển khai nhiều hoạt động để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ, tập trung vào việc mở các cửa quốc tế mới để giải tỏa và cân bằng tắc nghẽn giao thông ở biên giới. Chính phủ nước này đang tích cực làm việc để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ trên toàn quốc và từng bước mở các cửa khẩu mới. Cơ sở hạ tầng đường bộ và khả năng tiếp cận vận tải hàng hóa sẽ là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia khi chúng đạt đến mức thuận tiện hơn.
Sứ mệnh biến đổi hình ảnh của Campuchia trên trường quốc tế và nâng cao thu nhập quốc dân đã tạo ra một dòng ổn định các dự án cơ sở hạ tầng mới bất chấp sự gián đoạn sâu rộng của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính, mặc dù COVID-19 tiếp tục lan rộng, chính phủ nước này đã không đình chỉ hoặc hủy bỏ bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào. Bộ này cũng cho biết đã ký một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho giai đoạn II của “Dự án Cải thiện hệ thống logistics của Campuchia”.
Những nỗ lực thúc đẩy ngành logistics của Chính phủ Campuchia vẫn đang ở giai đoạn đầu. Kế hoạch dài hạn là biến Campuchia trở thành một trong những trung tâm logistics hấp dẫn của khu vực ASEAN và thu hút nhiều nhà đầu tư đến thiết lập các nhà máy và doanh nghiệp tại đây. Hoạt động giao nhận hàng hóa của Campuchia vào năm 2025 sẽ đạt gấp đôi mức của năm 2016 (trích dẫn các dự đoán do JICA công bố vào tháng 4 năm 2018). Campuchia và Singapore đã khởi động Dự án Logistics Phnôm Pênh. Dự án sẽ phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng và logistics của Campuchia như một phần của sáng kiến kết nối tăng trưởng thông minh, không chỉ thực hiện các giải pháp chuỗi cung ứng hiện đại mà còn hỗ trợ tăng trưởng trong lĩnh vực logistics trên toàn ASEAN.
Bất chấp sự ảnh hưởng từ COVID-19, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia khống chế được sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh cơ hội đến từ logistics cho thương mại điện tử, những hiệp định thương mại tự do (FTA) mới được Việt Nam ký kết với những đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu (EVFTA) mang lại nhiều thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics, là đòn bẩy tăng trưởng quan trọng sau đại dịch COVID-19. Những hiệp định như EVFTA sẽ là cú hích cho hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Khi hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu phát triển thì sẽ kéo theo sự phát triển của ngành logistics.
Theo VLR
184 Trần Phú, P.Phước Ninh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
TRUNG TÂM LOGISTICS VINATRANS ĐÀ NẴNG
Đường số 2 KCN Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236-3675 929
Email: info@vinatransdn.com.vn
CHI NHÁNH QUY NHƠN
109-111 Lê Đức Thọ, Quy Nhơn, Bình Định.
0256 3824884 - 0256 3824885
0256 3824886
VĂN PHÒNG HUẾ
109 Nguyễn Huệ, Phường Phú Nhuận, TP Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
0234 3848747
0234 3829787
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
172 Hai Bà Trưng, Phường Dakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
0913 484 544